NGHỆ THUẬT DỰNG PHIM: 5 MẸO GIÚP CẢI THIỆT HIỆU SUẤT DỰNG PHIM

  • April 21, 2018
  • admin
  • 13 min read

Tác giả Peter Haas

Một phần hết sức quan trọng trong quá trình dựng là ghi chú. Điều này đặc biệt đúng khi dựng các bộ phim dài hoặc các project lớn, kéo dài. Tôi nhận thấy rằng việc viết ra suy nghĩ và các concept trong đầu mình là cách duy nhất để tôi có thể giữ lại tất cả các thông tin và ý tưởng một cách chính xác. Mới đây, khi làm việc trên một reel mở cho một phim tài liệu mới, tôi thấy mình bế tắc. Sau khi thử rất nhiều cách tiếp cận, tôi cảm thấy rằng mình vẫn quay mòng mòng như bánh xe. Tôi quyết định xem lại các ghi chú của mình từ các project khác để xem liệu tôi có thể tìm ra được cái gì mới mẻ, hay ho hay không.

Các ghi chú cũ đã giúp tôi có một khởi đầu mới. Những điểm này là một sự kết hợp giữa những ý nghĩ ban đầu và có thể tạo được những cảm hứng đầy tình cờ thông qua các cuộc hội thoại mà tôi có với các người bạn dựng phim khác.

Hãy ưu tiên những điều quan trọng nhất của câu chuyện

Một bài học cực kỳ quan trọng mà tôi học được trong suốt những năm qua là hãy đưa luận đề và concept hình ảnh lên trước. Màn hình là một loại lỗ khoá mà khán giả phải nhìn qua một cách mù quáng để đến được với cuộc đời của các nhân vật và câu chuyện. Khi bạn dựng một bộ phim, bạn phải đặt mình vào phía đối diện của cánh cửa và hiểu được không gian tinh thần của khán giả. Bằng cách đặt các yếu tố quan trọng của câu chuyện lên đầu, bạn đang thiết lập bối cảnh cho toàn bộ phim.

Những cảnh đầu tiên trong phim là rất quan trọng: bạn đang thể hiện phần nào trong ngôn ngữ điện ảnh mà bạn sử dụng, ngôn ngữ điện ảnh đặc biệt mà bộ phim sử dụng là gì. Những cảnh đầu của bộ phim cần phải thực hiện được nhiệm vụ là một phiến đá Rosetta cho toàn bộ phim.

(Phiến đá Rosetta (tiếng Anh: Rosetta Stone) là một tấm bia Ai Cập cổ đại làm bằng đá granodiorite có khắc một sắc lệnh ban hành ở Memphis năm 196 TCN nhân danh nhà vua Ptolemy V. Sắc lệnh này được viết bằng ba loại chữ: trên cùng là chữ tượng hình Ai Cập Cổ đại, ở giữa là ký tự Demotic và dưới cùng là tiếng Hy Lạp cổ đại. Bởi vì phiến đá trình bày cùng một văn bản với cả ba hệ chữ viết (với một vài khác biệt nhỏ giữa chúng), nó đã cung cấp chiếc chìa khóa vô giá giúp cho khoa học hiện đại hiểu được chữ tượng hình Ai Cập.)

Tôi không nói rằng mỗi phim cần phải có title mở đầu thu hút hay một giọng kể chuyện nghe như lời của Chúa để cho mọi người biết ai là ai và chuyện gì đang diễn ra, nhưng cảnh mở đầu (hay toàn bộ sequence đầu) cho biết rất nhiều về bộ phim của bạn và cách bạn lên kế hoạch giao tiếp với khán giả.

Plot, theme và “cái này là gì” hoàn toàn khác nhau.

Alan Moore, một tác giả truyện tranh, người nổi tiếng với Watchmen và V For Vendetta, từng viết một bài luận về quá trình sáng tác truyện tranh. Về cơ bản thì bài luận này nói về một sự thật là rất nhiều người, bao gồm những nhà văn nhiều tham vọng (kể cả bản thân anh trong những năm mới vào nghề), thường xuyên nhẫm lần giữa các khái niệm câu chuyện với plot và theme.

Moore chỉ ra nhiều điểm khác biệt về mặt lý thuyết, nhưng nói chung thì, plot của câu chuyện chỉ đơn giản là tất cả những khoảnh khắc xảy đến (hành động), trong khi đó ý nghĩa của câu chuyện có xu hướng được thể hiện thông qua hành động của câu chuyện.

Ví dụ dễ thấy là The Shining của Stanley Kubrick. (Đoạn này có spoil). Cốt truyện của nó tương đối ‘tuyến tính’: Một gia đình đến nghỉ đông tại một khách sạn bị cô lập. Người cha, Jack, bắt đầu những triệu chứng tâm lý do việc sống trong một môi trường cô lập, dần bị ảo tưởng, dẫn đến việc bạo hành gia đình, sau đó bị đóng băng trong mê cung bên ngoài khách sạn. Các chủ đề được thiết lộ thông qua plot đó phức tạp hơn nhiều so với một phim kinh dị thông thường. Các vấn đề như nghiện rượu, các trục trặc trong gia đình và bạo lực gia đình được thể hiện rất sâu sắc trong câu chuyện (Như trong phim tài liệu Room 237). Dường như bộ phim khắc hoạ con quỷ bên trong mỗi người thể hiện ra bên ngoài và gây tổn thương cho người khác và tạo ra các vấn đề.

Bạn nên thử đọc cuốn “Writing For Comics, Vol. 1*” của tác giả Alan Moore bởi nó có những khái niệm về hình ảnh và kể chuyện rất đúng cho cả điện ảnh lẫn truyện tranh.

Hãy linh hoạt

Cái câu cũ kỹ này có nghĩa là gì?

Lên kế hoạch là việc rất quan trọng đối với thành công của bất cứ bộ phim nào. Điều này có ý nghĩa trong cả phòng dựng lẫn trên hiện trường. Nhưng quá cứng nhắc khi xử lý vấn đề sẽ chỉ khiến bạn dễ thất bại mà thôi. Nếu shot dolly không phù hợp hay dựng phim không kể đúng câu chuyện, điều quan trọng là phải có một tầm nhìn rõ ràng về việc bạn muốn kể điều gì, bạn cần phải lùi lại và có ý chí mạnh mẽ để thay đổi cách tiếp cận.

Biết tin tưởng người khác

Một trong những công cụ tốt nhất mà bạn có thể có khi thực hiện một bộ phim là khán giả mẫu. Trước khi bạn đem bộ phim đi chiếu cho công chúng, bạn cần thu thập những phản hồi mang tính cá nhân của các khán giả mẫu. Thông thường, điều này sẽ là câu chuyện của nhà sản xuất hoặc đạo diễn, nhưng thường thì những người này đã làm việc với bộ phim quá lâu và họ đã thông thuộc câu chuyện giống như bạn, có thể họ sẽ không nhạy trong việc đánh giá bộ phim và không nhìn thấy được hết các vấn đề của nó. Vậy nên, việc có những người bạn hiểu về ngành và sẵn sàng đưa ra những phản hồi thành thực về trải nghiệm xem phim của họ.

Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng người bạn này không phải là người luôn đồng tình. Bạn sẽ không cần nhiều lời khen ở giai đoạn này. Bạn cần ai đó chỉ ra cái gì tốt và cái gì chưa tốt, và từ bộ phim, có thể gợi ý cho bạn cách mà bạn có thể xử lý các vấn đề và bổ sung những gì còn thiếu trong bản dựng hiện tại.

Chơi với một chuyên gia trong ngành và họ có thể cho bạn những phản hồi hữu ích, nhưng không phải ai cũng có được may mắn đó. Nhưng bất cứ ai có khả năng nhận thức tốt và hiểu về điện ảnh cũng có thể hữu ích. Chỉ cần đảm bảo là bạn có thể tin tưởng được người đó về khả năng đưa ra những phản hồi hữu ích (kể cả những phản hồi tiêu cực) một cách thích hợp. Những ghi chú tích cực có thể giúp bạn điều chỉnh bộ phim theo đúng hướng và những phản hồi không có tính xây dựng có thể nhanh chóng phá huỷ bộ phim. Bên cạnh đó, làm phim là một quá trình hết sức khó khăn và đơn độc, nên việc có những người bạn tốt là hết sức tuyệt vời. Tự mình làm mọi thứ chỉ tổ gây tổn hại cho bộ phim, và khiến bạn nhanh trở thanh một tên ngớ ngẩn vì làm việc quá sức. Hãy tin tôi.

Quy tắc vàng trong dựng phim

Nếu có thể tóm gọn mọi thứ trong một slogan hoặc một quy tắc, có lẽ nó sẽ là ‘đừng có nghĩ về nó nữa, nếu một cut đúng thì nó sẽ đúng’. Nghe có vẻ khá thường nhưng khi bạn gặp vấn đề, nó sẽ là một lời khuyên hữu ích. Bạn của tôi và cũng là một cộng sự đắc lực Keif Roberts thường nhắc tôi đừng để mình rơi vào tình trạng ‘tê liệt bởi phân tích mọi thứ quá sâu’ hay ‘đừng nghĩ quá nhiều’ khi tôi có dấu hiệu rơi vào tình trạng này.

Dù cho bạn đồng ý hay không, tôi nghĩ câu này đã tổng kết được gần như toàn bộ triết lý dựng phim của tôi, và tôi tin rằng bạn có thể dùng nó cả trong dựng phim điện ảnh lẫn phim tài liệu.

Đây là những điều cơ bản và có ý nghĩa như một quá trình nền trong tâm trí khi bạn tiếp xúc với các tư liệu của bộ phim. Một chút mồi cho ngọn lửa sáng tạo của bạn.

Nguồn: RedShark News

Pixel Factory sưu tầm và biên dịch