Color correction là gì? Tại sao phải làm nó đầu tiên, và cũng như các bước làm nó như thế nào?
Một loạt câu hỏi như vậy với mình khi đi dạy các bạn và đi chia sẻ với các bạn hậu kỳ, cũng như mình muốn hướng tới các quy trình quy tắc đúng đầu tiên trước khi các bạn muốn làm bất kỳ cái gì đó.
Hiện tại đa phần các bạn đang bỏ chúng, hay vô tình làm chúng mà không hề biết.
Một vài bạn khi được mình nói, trước khi chỉnh màu đẹp hãy correction cho nó đẹp đã, rồi hãng tính việc bạn chỉnh màu đẹp, gần như nhiều bạn hỏi ngược lại, ý anh là sao em không hiểu chúng có tác dụng gì luôn ý.
Trong quá trình chỉnh màu phim, mình đưa ra một quy trình như sau – các bạn có thể tham khảo nó tại đây
Với mình Color Correction đơn giản nhất là cân bằng màu sắc hay chỉnh sửa retouch lại một shot hình quay về làm cho hình nó trong sáng đẹp nhất trước khi các bạn ốp hàng loạt màu sắc vào với nhau theo chủ đề, hay ý nghĩa các tone màu.
Color Correction mình chia theo 4 bước như hình trên:
- Chỉnh sửa sáng tối (Correct Exposure) : Khi quay về gần như các shot hình sẽ có hiện tượng chênh sáng tối, hay nó bị overexposed chúng ta cần phải căn chỉnh nó đồng đều và đạt độ tương phản cũng như trong nhất có thể.
- Cân bằng trắng (Color Balance hay white Balance): Bước này luôn giúp các shot hình đạt độ trong hình tốt nhất nếu chúng ta làm tốt, nhiều người quay khi mang shot về thì bị ám màu xung quanh vào với nhau, chúng ta về nhiệm vụ là phải căn chỉnh nó đạt tốt nhất có thể.
- Cân chỉnh màu chi tiết (Secondary Correction): Gần như nhiều bạn nghĩ cái này không cần thiết, nhưng với mình nó còn cần thiết hơn cả bước Color Blance trên, vì nó sẽ làm shot hình hay video của mình màu sắc tốt nhất, với các chi tiết màu trong hình có độ tươi tốt hay trầm màu, đúng với các màu trong nhận dạng thương hiệu của sản phẩm cần làm…. Ví dụ: màu da trắng hồng, hay Màu quần áo đúng với sản phẩm, … bước này là bước không thể không làm cho một TVC hay một vài bộ phim cần nhấn trọng tâm vào màu sắc.
- Định hướng sáng tối cho Footage (Focus & Relighting): Cái này là việc một shots hình khi quay về, chúng ta là colorist cần hỗ trợ và chỉnh sửa hay fix các lỗi hở sáng vào shot hình mà khi quay về shot nó bị lỗi, hay muốn có điểm sáng tối tạo ra độ nhấn cho shot hình của mình, cái này cần độ tinh tế rất nhiều. Nếu không chúng ta sẽ chữa lợn lành thành lợn què ngay.
Đấy là 4 bước mình thường hay làm cho quá trình Colorcorrection, Và mình luôn tuân thủ các bước trên để tạo ra sản phẩm tốt nhất.
Như hình trên mình làm với các bước như: Sáng tối – Fix về nhiệt độ màu – chỉnh màu chi tiết – và Grade nhẹ màu vào footage.
Hi vọng bài này sẽ giúp các bạn dễ hình dung quá trình Color Correction là gì? và nó cần làm những gì? tại sao phải làm nó? Còn cách làm ra sao như thế nào thì các bạn hãy theo dõi các buổi workshop hay tham gia các khoá hình của mình cũng như theo dõi trên youtube của Efilmvn mình sẽ chia sẻ rõ về chúng.